Điện não đồ là gì?
Nhiều người đã từng thực hiện đo điện não đồ nhưng thực chất lại không biết điện não đồ là gì? Điện não đồ EEG là một kỹ thuật được dùng nhiều trong y học để thăm khám, đo lường các loại sóng điện và hoạt động điện ở bên trong não bộ.
Đây một dạng xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh. Thông qua các tấm điện cực bằng kim loại được dán ở da đầu giúp tạo ra xung điện để các tế bào não giao tiếp với nhau. Nhưng trong một số trường hợp tấm điện cực được đặt trong chất não hoặc bề mặt vỏ não.
Điện cực giúp biến đổi hoạt động điện thành sóng não, một máy đa âm chịu trách nhiệm ghi lại các đợt sóng não đó và truyền đến màn hình máy tính. Các bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh đó để tìm ra dấu hiệu bất thường hoặc bệnh lý liên quan đến não.
Tác dụng của việc sử dụng máy điện não đồ
Kết quả sau khi đo điện não đồ giúp các bác sĩ phát hiện những dấu hiệu bất thường trong từng đợt sóng não.
Đo điện não đồ giúp phát hiện dấu hiệu rối loạn chức năng của não bộ:
-
Thăm khám, chẩn đoán theo dõi rối loạn co giật hoặc động kinh.
-
Hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chết não.
-
Đánh giá mức độ tỉnh của bệnh nhân khi bị gây mê.
Đo điện não đồ giúp bác sĩ chẩn đoán một số bệnh lý liên quan đến thần kinh, từ đó đưa ra cách điều trị phù hợp. Có thể kể đến như:
-
Sự rối loạn của giấc ngủ.
-
Sự sa sút của trí nhớ.
-
Xuất hiện khối u não.
-
Bị viêm não.
-
Chức năng của não bộ bị rối loạn.
-
Đột quỵ.
-
Bị tổn thương não do bị va đập ở vùng đầu.
Như vậy là bạn đã nắm được khái niệm điện não đồ là gì và tác dụng của việc đo điện não đồ? Ngay sau đây chúng tôi chia sẻ một số phương pháp đo điện não đồ thường được áp dụng trong y học.
Các phương pháp đo điện não đồ
Đo điện não đồ được thực hiện bởi nhiều phương thức khác nhau, tùy từng trường hợp hoặc bệnh lý. Cụ thể:
-
Đo điện não đồ thường quy.
-
Đo điện não đồ video.
-
Đo đa ký giấc ngủ.
-
Điện não đồ định vị hoặc điện não đồ vỏ não.
Trong các phương pháp trên thì đo điện não đồ thường quy được sử dụng phổ biến nhất trong ngành y. Áp dụng phương pháp đo điện não đồ này, bác sĩ sẽ sử dụng nhiều loại điện cực khác nhau tùy theo thời gian, đối tượng và mục đích đo điện não. Ví dụ như: điện dán, điện cực cầu hay điện cực kim.